Blog

Yêu cầu tiêu chuẩn về lưu mẫu nghiên cứu độ ổn định – GMP

Yêu cầu tiêu chuẩn về lưu mẫu nghiên cứu độ ổn định – GMP

Theo quyết định số 4288/QĐ-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Bộ Y Tế quyết định ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplements).

A. Tần suất thử nghiệm

Đối với các nghiên cứu cấp tốc và nghiên cứu ở điều kiện thực, tần suất thử nghiệm phải đủ để có được thông tin tổng thể về độ ổn định sản phẩm. Với nghiên cứu cấp tốc, tối thiểu có 3 mốc thời gian, bao gồm lúc ban đầu và khi kết thúc, chẳng hạn như vào các lúc 0, 3 và 6 tháng cho một nghiên cứu 6 tháng.

Tần suất nghiên cứu ở điều kiện thực thường là mỗi 3 tháng cho năm đầu, mỗi 6 tháng cho năm thứ 2 và mỗi một năm cho thời gian còn lại kéo dài đến hết tuổi thọ dự kiến.

Bảng 1: Ví dụ điển hình về tần suất thử nghiệm

Điều kiện bảo quản Tần suất thử nghiệm
Theo dõi ở điều kiện thực 0, 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng và hàng năm cho đến hết tuổi thọ dự kiến
Cấp tốc 0, 3 và 6 tháng

B. Điều kiện bảo quản

Điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống bao gói) áp dụng trong nghiên cứu được thiết lập dựa trên bản chất sản phẩm, bao bì cấp 1 dự kiến sử dụng và phù hợp với điều kiện bảo quản được khuyến cáo trên nhãn sản phẩm. Điều kiện bảo quản thông thường được thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2: Điều kiện bảo quản thông thường

Hệ bao gói dùng trong nghiên cứu Điều kiện bảo quản
Các sản phẩm chứa trong đồ đựng thấm ẩm 30°C±2°C; Độ ẩm tương đối 75%±5%.
Các sản phẩm chứa trong đồ đựng không thấm ẩm 30°C±2°C
Nghiên cứu cấp tốc 40°C±2°C; Độ ẩm tương đối 75% ±5%.

Yêu cầu về đồ chính xác giá trị nhiệt độ, độ ẩm giữa các điều kiện lưu mẫu là như nhau, với nhiệt độ – sai số cho phép là ±2°C, với độ ẩm – sai số cho phép là ±5%.

Các thiết bị dùng cho nghiên cứu cấp tốc và nghiên cứu dài hạn, nên có độ chính xác và tương đồng nhau về thông số kỹ thuật của thiết bị.

C. Ảnh hưởng về sự sai biệt nhiệt độ đến kết quả nghiên cứu

Phương trình Arrhenius: K = A.e-Ea/RT

Với:

  • K – hằng số tốc độ phản ứng
  • A – hằng số đặc trưng của phản ứng
  • Ea – năng lượng hoạt hóa của phản ứng – phụ thuộc vào cơ chế phản ứng (thường khoảng từ 60 – 100 kJ.mol-1 , thường khoảng 83,144 kJ.mol-1 theo usp 36 chapter 1079)
  • R – hằng số khí lý tưởng 8,3144.10-3 kJ.mol-1.K-1 .
  • T – Nhiệt độ Kelvin (K)

Hằng số tốc độ phản ứng càng lớn, thì sự lão hóa/ độ bền của sản phẩm càng kém. Hằng số tốc độ phản ứng càng lớn, thì chất lượng của sản phẩm suy giảm càng nhanh.

Vd: Ở điều kiện A, khi hằng số tốc độ phản ứng là K1, sau 3 năm, nồng độ hoạt chất chính trong sản phẩm suy giảm còn vừa đủ như trong hồ sơ đăng ký thuốc. Nhưng khi ở điều kiện B, hằng số tốc độ phản ứng là K2, với K2 = 2K1, thì thời gian mà nồng độ hoạt chất chính trong sản phẩm còn vừa đủ như trong hồ sơ là 1,5 năm.

Kết quả tính toán dựa trên phương trình Arrhenius khi có sự lệch nhiệt độ so với nhiệt độ chuẩn 30°C và thời gian chuẩn t ở 30°C được thể hiện trong bảng 3. Với điều kiện cùng giá trị độ ẩm để không làm thay đổi cơ chế phản ứng suy giảm nồng độ hoạt chất.

Bảng 3: Kết quả tính toán, K1 là hằng số tốc độ khi mẫu được lưu ở 30°C.
K2 là hằng số tốc độ khi mẫu được lưu ở điều kiện thực. Giả sử thời gian mà mẫu còn đạt chất lượng ở 30°C là 3 năm.

Nhiệt độ thực mẫu được lưuTỷ lệ hằng số K ở nhiệt độ khảo sát so với nhiệt độ chuẩnThời gian mà mẫu còn đạt chất lượng khi tính toán ở 30°C
20 °C K1 = 3K29 năm
25 °C K1 = 1,74K25.22 năm
35 °C K1 = 0,585K2 1.755

Khi thử nghiệm mẫu ở 30°C, nhưng nhiệt độ thực do sự không chính xác của thiết bị là 20°C. Kết quả tính toán là 9 năm, nhưng nếu không có sự sai lệch về nhiệt độ này, thì kết quả chỉ là 3 năm.

D. Tính toán MKT theo chapter 1079 usp 36

Mean Kinetic Temperature (MKT) là giá trị nhiệt độ được tính toán, sao cho tổng lượng nồng độ hoạt chất mất đi trong toàn bộ thời gian tính toán ở giá trị nhiệt độ tính toán MKT bằng tổng lượng nồng độ hoạt chất mất đi ở từng giá trị nhiệt độ và thời gian cụ thể.

Vd: 1 ngày 30°C (nồng độ hoạt chất suy giảm là a ppm), 1,5 ngày 31°C (nồng độ hoạt chất suy giảm là b ppm) , 1,5 ngày 32°C (nồng độ hoạt chất suy giảm là c ppm). giá trị MKT được tính toán sao cho, nồng độ hoạt chất suy giảm (a + b + c) ppm trong thời gian 4 ngày, là ở nhiệt độ XX°C

Giá trị MKT được tính toán từ dữ liệu bởi các thiết bị datalogger điện tử, thông thường, datalogger sẽ lấy mẫu (giá trị nhiệt độ) trong khoảng 15 phút mỗi lần. Thông qua phương trình của Arrhenius, được quy định trong chapter 1079 theo dược điển hoa kỳ usp36.

E. Vai trò của tính toán giá trị MKT

Theo quy định của WHO, với mỗi sản phẩm lưu hành ở các quốc gia có khí hậu khác nhau, mẫu sẽ được lưu ở các điều kiện khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm. Giá trị nhiệt độ yêu cầu đơn vị lưu mẫu thực hiện cài đặt thiết bị sao cho giá trị tính toán MKT đạt yêu cầu theo quy định.

Thử nghiệm độ hòa tan của thuốc viên tan rã nhanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!